Dành Cho Mẹ
Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng đủ đầy đóng vai trò quan trọng bởi bé sẽ hấp thụ và phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Với dòng sản phẩm dành cho mẹ, Nano IQ Mama được Hiệp hội trao đổi Y Tế Nhật Bản chứng nhận - Là lựa chọn bổ sung thể chất khỏe mạnh, hệ xương chắc khỏe và trí não tăng cường.
Medicare Mama
Medicare Mama
- Hỗ Trợ Tăng Cường Miễn Dịch
- Hỗ Trợ Phát Triển Não Bộ
- Hỗ trợ Mẹ Bầu
- Cung Cấp Năng Lượng
Thông tin khuyến mại
Táo bón kéo dài sẽ ra sao
1. Thế nào là táo bón lâu ngày ở trẻ em?
Rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng khi trẻ 4 -5 ngày mới đi đại tiện một lần, hoặc trước đây trẻ đi đại tiện đều đặn 2-3 lần mỗi ngày nay chỉ còn 1 lần. Tuy nhiên, tính chất phân vẫn mềm, tơi xốp thì các trường hợp vừa nêu không được gọi là táo bón. Bé ngày càng lớn thì số lần đi đại tiện trong ngày sẽ giảm đi, đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Táo bón được định nghĩa là khi trẻ đi đại tiện thưa thớt, dưới 3 lần mỗi tuần hoặc đại tiện khó khăn, thường hay khó chịu, căng thẳng do phân cứng, rặn rất đau, ngồi đại tiện lâu, tiêu khó khăn, thậm chí chảy máu hậu môn.
Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần bị táo bón, tuy nhiên thường chỉ thoáng qua rồi khỏi. Trường hợp táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ trong vài tuần lễ được gọi là TÁO BÓN MÃN TÍNH , khi đó các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ từ chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, trấn an tâm lý và cân nhắc đến việc sử dụng thuốc.
2. Độ tuổi nào ở trẻ thường mắc táo bón
Có 3 thời điểm dễ gây táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ:
- Giai đoạn trẻ thay đổi từ chế độ ăn lỏng sang đặc (ăn dặm);
- Giai đoạn trẻ tập ngồi bô một mình (thường là độ tuổi biết đi);
- Giai đoạn trẻ bắt đầu đi học (mẫu giáo, tiểu học).
3. Nhận biết em bé bị táo bón kéo dài
Táo bón lâu ngày ở trẻ em được xác định dựa trên số lần đi tiêu trong một tuần và tính chất phân. Bên cạnh đó, bé bị táo bón kéo dài có thể xuất hiện những biểu hiện khác dễ gây nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa khác như:
- Chướng bụng;
- Đau bụng;
- Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân;
- Són phân (có ít phân lỏng dính ở đáy quần mà bé hoàn toàn không hay biết).
Ngoài ra, một số trường hợp trẻ bị táo kéo dài có biểu hiện “nín nhịn”, không chịu đi tiêu như cố gắng ngồi xổm, gồng cứng người, bắt chéo hai chân hoặc đỏ mặt và bấu chặt vào mẹ.
4. Nguyên nhân gây táo bón lâu ngày ở trẻ em
4.1. Táo bón chức năng
Có khoảng 95% trường hợp các bé bị táo bón kéo dài mà không xác định được nguyên nhân, bao gồm các trường hợp đã được bác sĩ thăm khám và có kết quả xét nghiệm cận lâm sàng (như xxét nghiệm máu, siêu âm, chụp X quang) hoàn toàn bình thường, trẻ bị táo bón trường hợp này được gọi là táo bón chức năng.
Cơ chế hình thành tình trạng táo bón chức năng có thể là do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện hoặc do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt chưa hợp lý.
Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ hay gặp nhất gây táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ chính là “hành vi nín nhịn” do nhiều trẻ không thích nhà vệ sinh tại trường, hoặc sự sợ hãi sau một lần đi tiêu phân cứng gây đau đớn nên trẻ quyết định nín lại và không chịu đi tiêu. Hậu quả là phân của trẻ ngày càng khô hơn (ở đoạn ruột cuối, nối với hậu môn), kích thước to dần và đến khi bắt buộc phải đi tiêu thì trẻ lại gặp nhiều khó khăn hơn.
Vòng xoắn bất thường cứ thế lặp lại, trẻ càng có ác cảm nặng nề hơn với chuyện đi tiêu, lại càng nín nhịn và cảm giác đau tăng lên trong những lần đi tiêu tiếp theo.
4.2. Táo bón thực thể
Bé bị táo bón kéo dài có thể là hệ quả của một bệnh lý nào đó như phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp bẩm sinh, ngộ độc chì, do tổn thương hay dị dạng cột sống cùng cụt, dị dạng hậu môn... Lúc này, để giải quyết tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ thì cha mẹ cần phải điều trị bệnh lý nguyên nhân.
5. Sai lầm khi xử trí táo bón lâu ngày ở trẻ em
5.1. Xác định sai nguyên nhân gây táo bón lâu ngày ở trẻ em
Chúng ta luôn có quan niệm từ trước đến nay rằng táo bón chỉ đơn giản là một loại bệnh lý thông thường của đường tiêu hóa với nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn thiếu chất xơ (rau củ, trái cây). Vì lẽ đó mà cha mẹ thường cố gắng cho bé ăn nhiều rau xanh hay bổ sung chất xơ từ các sản phẩm để khắc phục tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp không mang lại hiệu quả như mong đợi của cha mẹ. Bên cạnh việc sử dụng những sản phẩm bổ sung chất xơ kém chất lượng thì việc cha mẹ hiểu sai về nguyên nhân “thiếu chất xơ” làm bé bị táo bón kéo dài là chủ yếu. Thực chất đây chỉ là nguyên nhân bên ngoài và đã làm lu mờ đi những nguyên nhân chủ yếu từ bên trong, bao gồm do hệ tiêu hóa hoạt động kém liên quan đến chức năng của gan và thận.
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện dần dần nên khả năng hoạt động chức năng của các bộ phận chưa được tốt. Do đó, cha mẹ cố gắng bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ mà quên đi mất việc bộ máy tiêu hóa của bé có đủ khả năng chuyển hóa những dưỡng chất đó hay không.
Khi bộ máy tiêu hóa phải làm việc để chuyển hóa nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng dẫn đến tình trạng quá tải, từ đó làm tăng tích tụ các chất thải độc trong cơ thể. Hệ quả của việc tích tụ quá mức các chất thải độc chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng “nóng nhiệt” thường xuyên ở trẻ nhỏ. Tình trạng nóng nhiệt dẫn đến tăng khả năng hút nước trong phân, khiến khối phân khô và khó di chuyển hơn, gây đau đớn khi trẻ đi ngoài.
Thông qua những dữ liệu nêu trên, bé bị táo bón kéo dài sẽ khó cải thiện (kể cả khi đã bổ sung thêm rau xanh hay sử dụng một số sản phẩm bổ sung chất xơ) nếu cha mẹ không tìm ra biện pháp xóa bỏ hiện tượng nóng nhiệt đang âm thầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
5.2. Lạm dụng thuốc thụt hậu môn
Sử dụng các loại thuốc thụt hậu môn khi bé bị táo bón kéo dài giúp kích thích co bóp trực tràng, qua đó giúp đẩy khối phân ra ngoài và giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn. Do đó, thụt tháo hậu môn được xem như là một biện pháp giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ, giảm bớt khó chịu khi trẻ đi tiêu. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp này kéo dài giống như con dao hai lưỡi có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Hậu môn là bộ phận rất nhạy cảm đối với con người (kể cả người trường thành hay trẻ em), nếu cha mẹ sử dụng ống thụt hậu môn không đúng cách có thể gây bỏng rát, tổn thương hậu môn và gây mất hoặc giảm đàn hồi cơ quanh lỗ hậu môn.
Bên cạnh đó, những trẻ đã quen với việc sử dụng ống thụt thì khả năng tự đi ngoài sẽ không còn và từ đó sinh tâm lý ỉ lại, phụ thuộc vào việc thụt tháo mà không chịu đi vệ sinh theo nhu cầu bình thường của cơ thể.
5.3. Bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng loạn khuẩn sẽ liên quan nhiều đến tình trạng tiêu chảy hơn là tình trạng táo bón. Trong khi đó men vi sinh thường được khuyên dùng để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ (táo bón cũng được xem là tình trạng rối loạn tiêu hóa), tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh men vi sinh có hiệu quả với tình trạng táo bón ở trẻ.
Mặt khác, việc cha mẹ lạm dụng bổ sung men tiêu hóa trong mọi trường hợp sẽ làm mất sự điều tiết enzyme tự nhiên, khiến cơ thể bị lệ thuộc vào men tiêu hóa được cung cấp từ bên ngoài, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.
5.4. Chỉ tập trung sử dụng thuốc mà không thay đổi lối sống
Các loại thuốc thụt, thuốc nhuận tràng giúp cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng, tuy nhiên các thuốc này thường không thể dùng lâu dài, không có tác dụng phòng ngừa táo bón xảy ra trở lại. Do đó, ngay cả khi đã sử dụng các sản phẩm hỗ trợ đại tiện nhưng không chú trọng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em sẽ không được điều trị dứt điểm, rất dễ tái phát.
6. Lưu ý khi điều trị táo bón lâu ngày ở trẻ em
6.1 Cha mẹ cần kiên nhẫn
Việc điều trị táo bón lâu ngày ở trẻ em cần phải hết sức kiên nhẫn vì bệnh lý này sẽ không hết nhanh như bệnh cảm sốt thông thường, đặc biệt với đối tượng là trẻ em cũng ít chịu hợp tác hơn. Điều trị táo bón lâu ngày ở trẻ em cần kết hợp nhiều yếu tố: Thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen đi tiêu, thói quen hoạt động thể chất đồng thời với việc dùng thuốc (nếu có). Đôi khi việc điều trị táo bón lâu ngày ở trẻ em cần được sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.
6.2 Tập luyện những thói quen tốt cho trẻ ngay từ nhỏ
Tập cho trẻ hình thành thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ cố định là vô cùng quan trọng, thói quen này hình thành sẽ giúp trẻ tự có phản xạ đi đại tiện, giúp loại bỏ phân và không để phân ứ quá lâu trong trực tràng.
Phụ huynh nên tập cho trẻ đi tiêu vào một giờ nhất định, nếu sau 15 phút trẻ không cảm thấy mắc đại tiện thì ngừng lại, lập lại tương tự vào hôm sau. Hãy khen ngợi trẻ nếu trẻ chịu vào nhà vệ sinh hoặc ngồi bô đi đại tiện, cổ vũ, khích lệ trẻ khi trẻ đi đại tiện được. Cho trẻ thực hiện các hoạt động thể lực, tránh ngồi yên một chỗ là một biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường nhu động ruột, tránh táo bón kéo dài.
6.3. Chú ý chế độ dinh dưỡng
Chất xơ và nước là hai yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tính chất phân khi đi đại tiện. Các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ (trái cây, rau, bột ngũ cốc nguyên cám...) nên thường xuyên hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Tuy nhiên hầu hết trẻ nhỏ rất ít chịu ăn rau quả, khi đó phụ huynh cần hỗ trợ, khuyến khích con. Cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây cũng rất hữu ích trong việc điều trị táo bón.
Ngoài ra, để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa... bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),...
Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học ; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Xem thêmĐiểm danh các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Điểm danh các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết #2
Trước 6 tháng tuổi, sức đề kháng của trẻ sơ sinh phụ thuộc phần lớn kháng thể mà người mẹ truyền qua lúc mang thai và nguồn sữa mẹ. Sau 6 tháng tuổi, lượng kháng thể này sẽ giảm dần, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt, sức đề kháng yếu nên sẽ dễ mắc bệnh. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết để chăm sóc bé tốt hơn.
Bệnh về đường hô hấp
Cảm lạnh
Triệu chứng: Khi quan sát mẹ thấy bé thở khó, khò khè, thường xuyên có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi
Nguyên nhân: do virus gây bệnh cảm lạnh hoặc do thời tiết thay đổi
Điều trị: Vệ sinh sạch sẽ cho con, mặc quần áo ấm đặc biệt là các vùng cổ, lưng, ngực, tay, chân. Nếu thấy có chảy dịch mũi, cần vệ sinh sạch sẽ bằng khăn mềm sạch, giấy mềm lau sạch. Sau đó dùng nước muối sinh lý loại nhỏ mắt, mũi nhỏ 2-3 giọt vào mũi bé. Tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.
Nấc cụt
Triệu chứng: Bé nấc liên tục với tần suất khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 phút
Nguyên nhân: Cơ thắt thực quản dưới ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là cơ tâm vị chưa thực sự hoàn thiện|: không tự chủ và ngắt quãng khiến khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng lại đây là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thường sẽ tự hết khi trẻ lớn.
Cách xử lý: Không cho trẻ bú quá no. Sau khi ăn, nên bế trẻ cao đầu để dễ tiêu hóa. Nếu biểu hiện này kéo dài, kèm theo các triệu chứng như bú kém, nôn (trớ) nhiều, chậm tăng cân, khò khè,… nên cho trẻ đi thăm khám.
Viêm đường hô hấp trên
Triệu chứng: Sốt, ho (ho khan hoặc ho có đờm), sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè… Nếu nặng có thể thở nhanh, sốt cao, co giật, tím tái
Nguyên nhân: Do virus (chiếm hơn 70%) ngoài ra có thể vi khuẩn gây ra các bệnh như viêm mũi-hong, viêm VA, viêm Amidan, viêm tai giữa.
Điều trị: Nên cho bé đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhi. Không tự ý sử dụng kháng sinh.
Viêm phổi
Đây là bệnh thuộc nhóm viêm đường hô hấp dưới rất nguy hiểm. Viêm phổi diễn biến nhanh, dễ gây biến chứng, có thể tử vong nếu trẻ sơ sinh không được xử trí kịp thời.
Biểu hiện: Ban đầu bé chỉ hơi ho, có thể sốt nhẹ hoặc không. Về sau trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sốt hoặc hạ thân nhiệt dù đã ủ ấm, trẻ li bì, thở nhanh (>60 lần/phút) hoặc khó thở, tiếng thở rít.
Điều trị: Cho bé đến ngay cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để con được xử trí kịp thời.
Đây là loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh, là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Các bệnh ngoài da
Vàng da sinh lý
Biểu hiện: Vàng da ở mặt, ngực, tay và chân 2 – 3 ngày sau sinh, trẻ vẫn bú và ngủ tốt.
Điều trị: Vàng da sinh lý thường là do tích tụ quá nhiều bilirubin hơn mức cơ thể đào thải, lớn lên bé tự hết.
Vàng da bệnh lý
Biểu hiện: Nhiều vùng da bị vàng. Bé đi phân bạc màu, có thể kèm lách to khi thăm khám. Vàng da kéo dài không tự hết.
Điều trị: Vàng da bệnh lý có thể do: tán huyết, bệnh gan, tắc nhiễm trùng. Nên cho trẻ đi thăm khám với bác sĩ nhi để được điều trị tốt nhất.
Mụn sữa
Biểu hiện: Thường xuất hiện vài tuần sau khi bé chào đời. Mụn nhỏ mọc nhiều ở má, trán, cằm và lưng, vùng da xung quanh tấy đỏ. Mụn nhiều hơn khi cơ thể bé bị nóng hoặc tiếp xúc với nước dãi, hóa chất,…
Điều trị: Vệ sinh da sạch sẽ cho bé bằng khăn mềm. Dùng khăn xô mềm lau khô người sau khi tắm. Tránh ủ ấm bé quá mức. Nếu mụn sữa không chấm dứt sau 3 tháng thì cần cho con đến bác sĩ nhi để kiểm tra.
Viêm da tiết bã
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, dân gian hay gọi là “cứt trâu”
Biểu hiện: Những vảy nhờn dính, tập trung nhiều trên đỉnh đầu hoặc mông, xuất hiện ở trẻ 2 tuần tuổi trở đi
Điều trị: Vệ sinh da đầu sạch sẽ cho con bằng nước ấm, có thể cắt thêm một vài lát chanh thả vào nước xoa nhẹ để làm sạch da đầu. Sử dụng loại dầu gội phù hợp cho bé nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh. Tránh ủ ấm bé quá mức vì đổ mồ hôi đầu sẽ khiến bệnh nặng hơn. Tuyệt đội không tự ý cậy khi “cứt trâu” vẫn còn cứng thành mảng.
Nếu lớn hơn mà bé vẫn không hết thì nên cho con đi kiểm tra với bác sĩ.
Chàm Eczema
Biểu hiện: Khô da, đỏ từng mảng, có ngứa, mụn nước, kích ứng khi tiếp xúc với nước bọt hoặc các chất tẩy rửa. Chàm xuất hiện nhiều ở mặt, đầu, tay và chân, sau đó lan khắp cơ thể;
Điều trị: Phần lớn là do di truyền, tăng tiết bã nhờn, hoặc môi trường tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, lông chó mèo, hóa chất… Vì vậy cần vệ sinh da cho bé sạch sẽ, phải tắm để tránh vi khuẩn lâu ngày tích tụ trên da. Có thể bôi thêm dưỡng ẩm để tránh da khô rát, ngứa ngáy.
Nếu da bị trầy xước hoặc có mủ thì phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi ngay.
Mề đay
Biểu hiện: Ngứa, nổi ban trên cơ thể (thường ở các vùng mặt, cổ, lưng, bụng)
Điều trị: Mề đay là một loại dị ứng cơ địa. Do đó cần xác định được dị ứng nguyên (yếu tố gây dị ứng). Nên cho trẻ đi thăm khám với bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.
Hăm tã
Sự tiện lợi của tã bỉm khiến mẹ cho bé mặc nhiều hơn. Nếu mặc quá nhiều bé sẽ dễ bị hăm.
Biểu hiện: Da ửng đỏ ở vùng đóng bỉm, có thể rộp nước khiến trẻ rất đau, rát. Nặng có thể trầy xước, loét da.
Điều trị: Hạn chế dùng tã bỉm khi không cần thiết. Giữ cho vùng mông và bẹn của bé khô thoáng. Có thể sử dụng một số thuốc bôi chống hăm da nhưng cần phù hợp với da của trẻ. Nếu có biểu hiện nhiễm trùng da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được xử trí hiệu quả.
Bệnh đường tiêu hóa
Tiêu chảy
Biểu hiện: Phân lỏng, loãng hoặc toàn nước; màu sắc phân có sự thay đổi; mùi tanh và có thể lẫn chất nhầy.
Điều trị: Khi bị tiêu chảy nên cho bé đi khám sớm để xử trí kịp thời, tránh mất nước. Tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày.
Táo bón
Biểu hiện: Bé chán ăn (bỏ bú), trướng bụng, hay quấy khóc. Hơn 3 hay 4 ngày không đi đại tiện. Trẻ phải rặn rất khó khăn khi đi ngoài, phân dạng keo dính hoặc vón cục, đi “lắt nhắt”.
Điều trị: Khi bé bị táo bón mẹ nên thực hiện một số biện pháp như: cho bé tắm nước ấm, điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ, đổi loại sữa khác (nếu bé uống sữa công thức), massage bụng cho bé,… Nếu không đỡ nên cho con đi thăm khám với bác sĩ nhi để được điều trị tốt nhất.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn như Viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung Ương,… trực tiếp thăm khám và điều trị hiệu quả cho con.
Xem thêmHệ sinh thái sản phẩm dinh dưỡng MediCare - Đáp ứng đa dạng nhu cầu dinh dưỡng của người Việt
MediCare thương hiệu sữa công thức hàng đầu tại Việt Nam. Trong mỗi sản phẩm của MediCare đều có những ưu điểm vượt trội, công thức đặc biệt và khác biệt với các sản phẩm trên thị trường.
“Mỗi một người Việt Nam sinh ra đều có quyền được hưởng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ để có thể phát triển toàn diện nhất” – Thấu hiểu được điều đó các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của MediCare đã dành rất nhiều tâm huyết “Để mỗi người Việt Nam được sống vui khỏe trong suốt cuộc đời của họ”, MediCare cam kết mang đến cộng đồng những sản phẩm dinh dưỡng tối ưu, là sự kết hợp giữa thành tựu khoa học dinh dưỡng thế giới & phù hợp nhất với đặc điểm sinh học của người Việt.
Tiêu chuẩn chất lượng sản xuất và an toàn thực phẩm quốc tế
Là sản phẩm dinh dưỡng liên quan trực tiếp tới sức khỏe người dân, MediCare luôn ý thức được chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, MediCare luôn đảm bảo hệ thống Quản lý chất lượng cao nhất, với các quy định ngặt nghèo đảm bảo chú trọng quản lý hệ thống chất lượng từ những chi tiết nhỏ nhất ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới lúc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. MediCare áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 4 tiêu chuẩn: GMP, HACCP, ISO 22000:2018
Các sản phẩm sữa dinh dưỡng của MediCare
Sữa MediCare Kids dinh dưỡng hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Công thức chăm sóc toàn diện, bổ sung dinh dưỡng đáp ứng 100% khuyến nghị của Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế , giúp hỗ trợ trẻ tăng trưởng tốt theo sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển trí não, chiều cao, cải thiện tiêu hóa và miễn dịch
MetaCare Pedia tự hào là công thức sữa Việt đầu tiên được nghiên cứu cải tiến phù hợp với thể trạng trẻ em Việt Nam cung cấp nguồn năng lượng vượt trội 100kcal/100ml, giúp trẻ suy dinh dưỡng nhanh chóng phục hồi cân nặng. MetaCare Pedia mới với 4 giải pháp dinh dưỡng vừa giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt, vừa phục hồi dinh dưỡng, năng lượng và tăng cường sức đề kháng chính là “trợ thủ đắc lực” giúp bé tăng cân, khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng.
Sữa MediCare Mama với công thức vượt trội bổ sung nguồn dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt đột phá giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt. Công thức ít ngọt, giảm béo, dễ hấp thu, giảm táo bón, hương vị thơm ngon được các mẹ tin dùng. Các sản phẩm dinh dưỡng y học của MediCare đặc trị cho người bệnh
Các sản phẩm dinh dưỡng y học của MediCare đặc trị cho người bệnh
Sữa MediCare Bone: Chuyên biệt giúp phòng chống loãng xương, với Canxi nano kích thước siêu nhỏ giúp dễ hấp thu, hàm lượng cao kết hợp Vitamin D3, Magiê giúp tăng cường mật độ xương. Tỷ lệ Canxi/Phospho đạt chuẩn Quốc gia giúp tăng cường hiệu quả hấp thụ Canxi tối đa.
Sữa MediCare Sure: Dinh dưỡng phục hồi bồi bổ sức khỏe người lớn tuổi giàu đạm thực vật, đạm sữa, béo thực vật cùng với thành phần vi chất, giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường hoạt động trí não.
Tiêu chuẩn chất lượng sản xuất và an toàn thực phẩm quốc tế
Là sản phẩm dinh dưỡng liên quan trực tiếp tới sức khỏe người dân, MediCare luôn ý thức được chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, MediCare luôn đảm bảo hệ thống Quản lý chất lượng cao nhất, với các quy định ngặt nghèo đảm bảo chú trọng quản lý hệ thống chất lượng từ những chi tiết nhỏ nhất ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới lúc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
MediCare áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 4 tiêu chuẩn: GMP, HACCP, ISO 2200:2018, Chứng nhận AN TOÀN THỰC PHẨM của BỘ Y TẾ.
Quy trình sản xuất sữa MediCare đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Các sản phẩm dinh dưỡng công thức của MediCare được sản xuất trên dây chuyền khép kín, đạt các tiêu chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO 22000:2018. Để đạt được các chứng nhận này, hệ thống sản xuất của doanh nghiệp phải đạt các tiêu chuẩn khắt khe.
Ngoài các sản phẩm sữa bột MediCare còn cho ra mắt hộp pha sẵn không những đáp ứng các tiêu chuẩn trên, mà còn hợp tác với nhà cung cấp bao bì uy tín hàng đầu thế giới, giúp sữa pha sẵn Metacare giữ trọn được hương vị thơm ngon của sữa mà không cần sử dụng chất bảo quản.
Xem thêmBật mí thành phần cao Men Bia trong sữa Medicare và 4+ tác dụng của men bia với tiêu hóa và sức khỏe
Thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ ở trẻ
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần trong men bia hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon hơn ở trẻ.
Loại men này cũng chứa một số lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa lành mạnh. Men bia còn có khả năng kích hoạt các enzyme để ngăn ngừa hoặc làm giảm các vấn đề về tiêu hóa.
Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết
Trong men bia có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Bao gồm:
- Vitamin B (B1, B2, B3, B6, Folate).
- Khoáng chất (Kali, Crom, Kẽm, Selen, Lithium, Magie, Phốt pho, Đồng).
- Chất đạm (Chiếm khoảng 80%).
- Probiotics và Prebiotics.
- Beta-glucan: bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, chống nhiễm trùng
- Ergosterol
Hỗ trợ sức khỏe đường ruột và điều trị bệnh tiêu chảy
Tinh chất men bia sống thường chứa khoảng 20 tỷ lợi khuẩn Saccharomyces cerevisiae giúp hỗ trợ sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra các thành phần prebiotic, probiotic và nucleotic chứa trong men bia có tác dụng:
- Loại bỏ vi khuẩn xấu đồng thời hỗ trợ vi khuẩn tốt.
- Ngăn chặn vi khuẩn có hại và độc tố nấm bám vào ruột .
- Bảo vệ tính toàn vẹn của hàng rào ruột.
Tìm hiểu thêm về Probiotic và tác dụng của nó với đường ruột:
Khoa học cũng đã chỉ ra, tinh chất men bia trong các giả dược có khả giảm ít nhất 50% các triệu chứng do ruột kích thích như đau bụng, đầy hơi khó tiêu.
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Men bia chứa một khoáng chất vi lượng rất quan trọng gọi là Selen. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể, chống lại tác hại tiềm tàng của các gốc tự do.
Loại men này cũng được cho là có tác dụng củng cố màng nhầy của ruột để tránh nhiễm trùng, khôi phục sự cân bằng nội môi đường ruột.
Thành phần chất xơ beta-glucan từ nấm men bia có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch cao. Nó sẽ củng cố mạnh mẽ khả năng miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ em.
Canxi cá tuyết có tác dụng gì ?
Canxi cá tuyết có tác dụng gì?
Nhờ hàm lượng canxi dồi dào và nhiều loại vitamin, khoáng chất nên mang lại những công dụng như sau:
- Bổ sung dinh dưỡng cơ thể, nâng cao sức khỏe, thể lực.
- Đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể.
- Tăng hấp thu canxi (nhờ vitamin D), chống thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Duy trì xương và răng chắc khỏe.
- Phòng và hỗ trợ điều trị còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, tăng chiều cao.
- Bổ sung canxi và vitamin cho bà bầu và thai nhi.
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loãng xương ở người lớn tuổi.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp do thiếu canxi.
Đối tượng sử dụng canxi cá tuyết
Sử dụng canxi cá tuyết tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Canxi cá tuyết phù hợp với các nhóm đối tượng sau:
- Trẻ em trên 1 tuổi.
- Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc cần phát triển chiều cao
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ sau sinh bị thiếu canxi.
- Phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi có nguy cơ loãng xương.
- Những người không dung nạp được dinh dưỡng từ thực phẩm.
Bột canxi cá tuyết không được sử dụng cho những đối tượng sau:
- Có tiền sử dị ứng với cá tuyết hoặc bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm.
Táo bón ở trẻ: Khi nào cần đi khám?
Táo bón là vấn đề rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nếu không cải thiện, để tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe. Trẻ bị táo bón có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây trĩ, tắc ruột…
Trẻ nào dễ mắc táo bón?
Trên thực tế trẻ nhỏ nào cũng có thể mắc táo bón. Tuy nhiên, theo thống kê tình trạng táo bón gặp nhiều hơn gấp 3 lần ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, cụ thể:
- Trẻ dễ táo bón ở thời kỳ sau khi bắt đầu ăn dặm
Ở thời kỳ ăn dặm, trẻ cũng dần đi vào nếp sinh hoạt ở một giờ nhất định, nên thời gian đại tiện cũng vậy. Tuy nhiên, do từ bú mẹ hoàn toàn, trẻ chuyển sang tập ăn dặm nên rất dễ bị táo bón, bởi chưa quen với các thức ăn. Mặt khác, cũng có thể do chế độ ăn, thực phẩm ít chất xơ, nên dễ bị táo bón hơn. Bởi vậy, cha mẹ nên chú ý các khoảng thời gian này, giúp trẻ phòng ngừa táo bón, nhận biết ngay nếu trẻ có táo bón và can thiệp sớm, để tránh táo bón ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
- Táo bón ở độ tuổi đi học
Khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, đến lớp học… lúc đó môi trường mới xa lạ nên trẻ ngại xin phép cô giáo, hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần như thế sẽ làm cho đại tràng dãn to, vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng, gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.
Ngoài ra, khi trẻ chuyển chế độ ăn, chẳng hạn như mẹ đi làm nên phải bú sữa công thức, từ ăn bột sang ăn cháo… cũng dễ bị táo bón.
Thời kỳ trẻ tập ngồi bồn cầu cũng có thể khiến trẻ bị táo bón, vì nếu trẻ chưa sẵn sàng đi đại tiện, trẻ có thể nín lại và sẽ gây táo bón. Đối với trẻ bị đau khi đi tiêu hoặc tiêu khó, trẻ càng có khuynh hướng nhịn đi tiêu và làm cho táo bón nặng hơn.
Nên cho trẻ ngồi trên bồn cầu và có chỗ để chân, đặc biệt khi trẻ sử dụng bồn cầu dành cho người lớn. Nên khuyến khích trẻ đi tiêu vào thời gian thong thả, nhất định mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, vì sau khi ăn sẽ kích thích trẻ đi đại tiện.
Trẻ bị táo bón khi nào cần khám?
Câu hỏi đặt ra của nhiều cha mẹ là khi nào cần cho trẻ đi khám nếu bị táo bón. Liệu có cần phải đi khám không. Thực tế cho thấy trẻ táo bón thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe, sẽ gây nhiều hệ lụy. Vì vậy, những trường hợp sau, cha mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.
- Trẻ bị táo bón dưới 4 tháng tuổi.
- Trẻ bị táo bón thường xuyên, hay tái phát.
- Đã điều trị táo bón, nhưng trẻ vẫn chưa đi đại tiện sau 24 giờ.
- Trẻ táo bón và thấy có máu trong phân hoặc máu dính ở tã, quần lót.
- Trẻ táo bón có thêm các biểu hiện đau bụng hoặc đau hậu môn.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ táo bón?
Trước hết cha mẹ cần chú ý thay đổi chế độ ăn của trẻ, thông thường nếu trẻ bị táo bón nhẹ hoặc trong thời gian ngắn, sẽ giảm hoặc hết táo bón nếu cha mẹ cho trẻ ăn theo chế độ như:
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và các thức ăn có nhiều chất xơ. Tránh cho trẻ ăn yogurt, phô mai, kem...
- Cần cho trẻ uống các loại nước trái cây có thể giúp trẻ làm mềm phân như: Nước mận, táo, lê... Tuy nhiên, không dùng quá 180ml nước trái nguyên chất cho trẻ 1 - 6 tuổi.
- Cho trẻ uống đủ nước, ít nhất 960ml nước (không phải sữa)/ngày. Không cần thiết cho trẻ uống một lượng nước lớn để trị táo bón, nhưng cần bảo đảm trẻ uống đủ (uống nhiều lần trong ngày). Đối với trẻ > 1 tuổi, lượng nước (không phải là sữa) cần thiết là 960 ml hoặc nhiều hơn/ngày. Không cho trẻ uống nhiều hơn nếu trẻ không khát.
- Đối với trẻ tập đi vệ sinh, cha mẹ cho trẻ ngồi trên bồn cầu 5 -10 phút sau bữa ăn. Nên khuyến khích trẻ ngồi trên bồn cầu 5 đến10 phút, một đến 2 lần/ngày sau bữa ăn. Khen ngợi và thưởng trẻ cho việc này, ngay cả khi trẻ chưa đi tiêu.
- Cần có một chế độ ăn uống khoa học. Cho trẻ ăn chế độ ăn cân bằng, bao gồm ngũ cốc, trái cây và rau. Không cần ép trẻ ăn nhiều những thức ăn này và dùng chế độ ăn nhiều chất xơ.
Xem thêm
Bé chậm tăng cân, nguyên nhân từ đâu?
Chậm tăng cân ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Trẻ chậm tăng cân không phải chứng bệnh mà là cảnh báo hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề, dưỡng chất, năng lượng không đủ để trẻ phát triển. Trẻ nên có cân nặng, chiều cao phù hợp với lứa tuổi để có sức đề kháng tốt, cao lớn, khỏe mạnh, trí tuệ, năng động. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, trẻ dễ gặp các vấn đề như:
• Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng khiến trí não trẻ chậm phát triển, cơ thể thấp bé, không được nhanh nhẹn linh hoạt.
• Trẻ dễ mắc các bệnh lý do hệ miễn dịch yếu, các vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, ... khiến trẻ gầy guộc, yếu ớt.
• Vóc dáng bị ảnh hưởng nhiều nếu tình trạng chậm tăng cân kéo dài. Trẻ dễn bị thấp bé, còi xương, khi cơ thể suy nhược lâu ngày và khó đạt được tầm vóc lý tưởng khi trưởng thành.
Vậy nguyên nhân gây tình trạng chậm tăng cân ở trẻ từ đâu?
Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất
Không ít trường hợp trẻ lên cân chậm là do chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi, vitamin A, B, D… trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp bé, nhẹ cân hơn bạn cùng tuổi.
Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ thường gặp nhiều rối loạn như táo bón, đầy bụng khó tiêu, khó hấp thu. Đây là một trong những lí do khiến bé dù ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, là rào cản sự phát triển của bé yêu nên các bậc phụ huynh hãy đưa con đi khám để tìm nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, giúp trẻ phát triển tối ưu.
Trẻ biếng ăn
Trẻ chán ăn, lười ăn cũng khiến cân nặng cứ “giậm chân tại chỗ” vì các dưỡng chất được nạp vào không đủ để nuôi cơ thể nên sẽ dẫn đến trẻ bị chậm lên cân.
Mẹ ít sữa
Với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ được xem là “nguồn sống” của con, nếu sữa mẹ không dồi dào, trẻ sẽ đủ sữa để ăn dễ khiến con bị đói và chậm tăng cân. Nhiều gia đình cho trẻ ăn sữa công thức để bổ sung dưỡng chất nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trong 6 tháng đầu đời nên cho bé yêu ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ để trẻ phát triển tối ưu và an toàn. Ngoài ra có những sai lầm khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân như tư thế cho con bú không đúng khiến trẻ ngậm ti không đúng cách, mẹ cho trẻ bú sữa quá nhanh,…
Chế biến thức ăn sai cách
Quan niệm sai lầm trong chế biến đồ ăn cho trẻ của nhiều phụ huynh cũng khiến trẻ tăng cân chậm, ví dụ: nạp quá nhiều lượng đường hoặc muối, cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài thường xuyên…
Chăm sóc trẻ không khoa học
Các thói quen xấu cũng gây ra tình trạng trẻ chậm lên cân như: cho trẻ tắm ngay sau ăn, cho trẻ bú hoặc uống nước trước bữa ăn,…
Trẻ hiếu động
Trẻ hiếu động, ham chơi thường có nhu cầu nạp dưỡng chất nhiều hơn để trẻ vui chơi, giải phóng năng lượng mọi nơi mọi lúc.
Giải pháp giúp bé tăng cân nhanh lớn
• Đa dạng và cân đối chế độ ăn với thực đơn phong phú, liên tục đổi món kích thích sự thèm ăn của trẻ. Trẻ chậm tăng cân nên ăn nhiều rau củ quả, phô mai, thịt cá, ngũ cốc, các loại hạt, uống sữa… để “lớn nhanh như thổi”. Nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ hấp thu tốt nhất.
• Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần, vì giun sán “cướp” hết dinh dưỡng khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân. Vậy nên cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
• Tập thể dục vừa phải đúng cách với các bài tập phù hợp với độ tuổi như chơi bóng, đạp xe, bơi lội, chạy bộ,… vừa giúp trẻ tăng cường sức khỏe lại phát triển chiều cao, cân nặng tốt.
• Bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc vi lượng bị thiếu hụt. Cha mẹ nên bổ sung các khoáng chất quan trọng như magie, kali, kẽm, đồng, đặc biệt là canxi và vitamin D3 giúp bổ sung canxi hỗ trợ xương, răng chắc khỏe, phát triển trí tuệ, hạn chế nguy cơ còi xương, thấp bé, ba mẹ có thể tham khảo sữa Medicare Pedia.
• Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ để tăng khả năng hấp thu bằng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn probiotics và chất xơ hòa tan từ thực vật prebiotics. Lợi khuẩn giúp ức chế vi khuẩn, tổng hợp acid amin có lợi cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện các triệu chứng chướng bụng đầy hơi, chứng bất dung nạp đường lactose từ đó bé cao lớn khỏe mạnh hơn.
Xem thêm